Van bi hay còn gọi là với tên tiếng anh là Ball valve. Là loại van có hệ thống đóng mở, bằng việc thay đổi góc quay của viên bi có khoét lỗ, thông qua trục dẫn bằng cách điều khiển bằng tay hoặc vận hành tự động, để thay đổi góc mở của bi từ đó điều chỉnh được lưu lượng dòng chảy hoặc đóng mở hoàn toàn.
1. Cấu tạo van bi
Tùy theo vật liệu, phương pháp vận hành và cách thức kết nối với ống mà cấu tạo có phần khác nhau. Vậy cấu tạo cơ bản của van bi là gì? Van có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như hình vẽ phía dưới: Thân van, trục van, bi van và bộ phận truyền động, có thể là tay gạt, tay quay hoặc là bộ điều khiển khí nén hoặc bộ điều khiển điện.

Cấu tạo của van gồm các thành phần chính như sau như sau:
* Thân : thường được đúc từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, nhựa, inox, gang, thép… Là bộ phận chính để lắp ghép các thành thần chi tiết cấu thành nên van. Phần này còn được đúc thêm bộ phận mặt bích hoặc tiện ren gắn liền với thân để kết nối với đường ống.
* Bi : ( đĩa van ) có dạng hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm, thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Là chi tiết chính trong việc đóng mở van, bi được cố định bởi gioăng làm kín và trục. Thông thường thì đường kính của lỗ bi van bằng với kích thước của đường ống để đảm bảo lưu lượng đi qua không bị cản trở.
* Trục : là bộ phận kết nối và truyền lực từ tay gạt, tay quay (vô lăng), bộ phận chuyền động tới bi của van để thực hiện đóng mở van. Trục van được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn và có tuổi thọ cao.
* Giăng làm kín : bao gồm các giăng làm kín cho trục van, bi van các giang làm kín này được chế tạo từ teflong (PTFE) hoặc cao su chịu lực(EPDM) hoặc các vật liệu mềm. Có tác dụng làm kín các chi tiết cấu thành nên van và làm kín phần bi van với thân để chánh bị rò rỉ lưu chất.
* Bộ phận điều khiển: đây là bộ phận điều khiển trục tác động lên bi van khiến van đóng hoặc mở, bộ phận này rất đa dạng tùy thuộc vào từng ứng dụng và nhu cầu mà chúng ta lựa chọn.
Dưới đây là 1 số loại điều khiển van bi mà chúng tôi đang cung cấp cũng như đang có trên thị trường:
- Tay gạt : là chi tiết dùng để thao tác đóng – mở van, được chế tạo bằng thép hoặc gang. Loại này dùng rất đơn giản nhưng chỉ dùng cho các size van nhỏ.
- Tay vặn: loại này được áp dụng trên van bi có cấu tạo chất liệu bằng nhựa PVC, UPVC, CPVC,… Giúp việc đóng mở trở lên dễ dàng cũng như đồng nhất được chất liệu van.
- Đầu điều khiển điện: loại này được sử dụng để tối ưu sức lực cũng như nhân công khi vận hành, sử dụng 1 bộ mô tơ điện với ngồn điện 24v, 220v, 380v cấp vào để hoạt động. Có cấu tạo phần vỏ bằng hợp kim nhôm vững chắc cùng với đó là tiêu chuẩn IP67 giúp hoạt động an toàn không sảy ra cháy nổ.
- Đầu điều khiển khí nén: giống như đầu điều khiển điện loại này sử dụng trong hệ tự động hóa, đóng mở van bằng lực tác động từ xi lanh khí nén với nguồn khí nén từ 3 đến 8bar. Đây là loại giúp van đóng mở nhanh trong khoảng thời gian từ 1s đến 3s thích hợp sử dụng trong các ứng dụng cần niêm phong nhanh.
Ngoài ra còn một số chi tiết nhỏ khác như ốc,bulong,…Tùy thuộc vào lưu chất, áp suất, nhiệt độ và mục đích mà chúng ta lựa chọ vật liêu, thiết bị chuyền động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
2. Nguyên lý hoạt động
Phần điều chỉnh dòng chảy có cấu tạo tròn và có lỗ cho vật chất đi qua. Bi được giữ chặt giữa hai vòng làm kín. Tay quay được lắp ở đầu trên của cần van. Khi vặn tay quay một góc 90° thì van sẽ ở vị trí đóng hoặc vị trí mở. Van bi có độ trơn và vận hành được dễ dàng hơn van nút.
Vì thế nên giảm được lực ma sát giữa bi và các vòng làm kín khi vận hành do đó chúng không cần tới sự bôi trơn. Tay quay của van bi cũng giống như van nút nó sẽ nằm song song với dòng chảy khi van ở vị trí mở. Còn khi tay quay nằm vuông góc với đường ống thì nó ở vị trí đóng. Van bi cũng có thể được chế tạo để dẫn dòng chẩy theo nhiều hướng.
Loại này ngoài việc đóng và mở nó còn có thể đổi hướng đi của dòng chảy. Van này chỉ có độ cản trở dòng chảy nhỏ nên sự sụt áp và hiện tượng tạo xoáy khi dòng chảy qua van cũng rất nhỏ. Van bi thường không dùng cho mục đích điều chỉnh dòng chảy vì khi chúng ở vị trí điều tiết thì phần cửa van nằm trong dòng chảy sẽ bị mài mòn nhiều hơn. Tùy theo kích thước đường kính trong, van bi được chia ra thành van bi lỗ lớn, van bi lỗ nhỏ và van bi lỗ trung bình.
3. Ứng dụng và ưu nhược điểm của van
Ứng dụng
Van bi là loại van được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau trong cả công nghiệp lẫn các ứng dụng ngoài đời sống. Các ứng dụng như truyền tải và lưu trữ, xử lý khí, công nghiệp, và nhiều ngành nghề khác. Van bi có sự giảm áp suất thấp và có thể mở và đóng nhanh chóng và chính điều này mà van bi cũng được ứng dụng phổ biến cho nhiều hệ và ngành công nghiệp.
Sản phẩm còn được dùng trong đời sống thường ngày của chúng ta: Ví dụ, có những van bi ở đường ống dẫn nước cho bồn rửa, các vòi nước, bên trong máy giặt, máy rửa bát đĩa, lò sưởi khí đốt, tủ lạnh v.v.
Các loại ngành công nghiệp sử dụng van cho sản phẩm của họ bao gồm các ngành như: điện tử, điện, ô tô, in ấn, nhựa, hàng dệt, kim loại, y tế, hoá chất và thực phẩm. Các ngành công nghiệp sử dụng van bi thường có nhu cầu hỗ trợ áp suất cao và nhiệt độ vượt quá 480 độ. Van bi được đơn giản hóa để vận hành và sửa chữa được thực hiện một cách dễ dàng mà không bị gỡ bỏ khỏi đường ống.
Ưu nhược điểm của van
– Ưu điểm
Van bi là loại van được lựa chọn sử dụng nhiều vì tính thông dụng của nó, cùng với đó là rất nhiều ưu điểm của van giúp người sử dụng tin tưởng và yên tâm khi lựa chọn sử dụng loại van này.
Dưới đây sẽ có 1 số ưu điểm của van để người sử dụng có thể biết và lựa chọn sử dụng loại van này.
- Đa dạng về chất liệu cấu tạo như: nhựa, gang, đồng, inox,…..phù hợp với nhiều ứng dụng và nhu cầu khác nhau.
- Kết nối của van với đường ống theo nhiều kiểu khác nhau như: lắp bích( tiêu chuẩn: jis, BS, DIN, ANSI,…) lắp ren trong, ren ngoài, hàn , rắc co dán keo,….
- Áp lực làm việc cao từ PN10 đến PN64 cùng với đó là chịu được nhiệt độ từ 0 đến 400 độ C
- Được nhập khẩu trực tiếp với đầy đủ giấy tờ nhập khẩu như CO,CQ,…
- Được sản xuất trong các nhà máy hiện đại của các hãng van nổi tiếng trong ngành sản xuất van công nghiệp.
- Hàng có số lượng lớn có sẵn trong kho với đầy đủ chủng loại như: xuất sứ, chất liệu, kiểu lắp,….
- Chế độ bảo hành 12 tháng cùng với đó là hỗ trợ vận chuyển cũng như hỗ trợ tư vấn lắp đặt.
– Nhược điểm
Đối với rất nhiều ưu điểm như vậy thì van cungc có 1 số nhược điểm sau:
- Có giá thành cao hơn các loại van thông thường như van bướm, van cổng.
- Không có sẵn những size van lớn từ DN300 trở lên.
- Kiểu kết nối ren chỉ có đến Size DN100
3. Lưu ý bảo trì và lựa chọn đúng kích thước van bi với đường ống
Những sự cố thường gặp chính là van bị kẹt điều khiển do một thời gian dài vận hành không điều khiển nên giữa trụ van và thân van có thể bị bó hay gỉ sét gây khó khăn cho quá trình vận hành. Van bi cũng thường hay bị rò rỉ phần trục van và thân van do quá trình vận hành gây mài mòn làm mất đi sự kín khít giữa phần làm kín, trục van và thân van, bi van

Để tránh những tình trạng như trên xảy ra, người vận hành cần chú ý kiểm tra hoạt động của van, thường xuyên lau chùi ngoài van, đồng thời thường xuyên tra dầu, mỡ bôi trơn tại những vị trí cần thiết ( tốt nhất nên định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần) để van có thể hoạt động trơn chu.
——————————————-
CÔNG TY CỔ PHẦN TOA VIỆT NAM
Địa chỉ:
🔹 Trụ sở chính (HN): Tầng 2, TTTM Mê Linh Plaza, KM8, Cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
🔹 Trụ sở TP.HCM: 350/54/35 D45 Lê Đức Thọ, Phường 6, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0356.357.669 (Mr. Trung) | HCM: 0906.721.912 (Mr. Phúc)
Điện thoại: HN: 0243 200 2411 | HCM: 0283 895 2169
Website: www.t-o-a.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/toavalve
Mail: info@t-o-a.vn